Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Những thống kê giật mình về Pokemon Go

Ngoài cướp bóc, Pokemon Go còn là nguyên nhân gây tự tử và vượt biên trái phép qua biên giới – báo cáo về hiện tượng game "hot" nhất toàn cầu này cho biết.

20160725080444-pokemon-go(1)

Pokemon Go tiếp tục làm mưa làm gió thị trường game thế giới vài tuần trở lại đây. Hơn 20 triệu người Mỹ đã tải và chơi game thực tế ảo này. Trung bình, người chơi Pokemon Go dành thời gian nhiều gấp đôi so với thời gian online trên Facebook.

Với khoảng thời gian nhiều như vậy, mọi thứ đều có thể xảy ra. Đã xảy ra khá nhiều sự cố liên quan tới Pokémon Go như trấn lột, cướp bóc, xâm nhập vào khu vực cấm, thậm chí thay vì tìm thấy quái vật Pokemon, người chơi lại tìm thấy xác chết.

Nghiêm trọng hơn, Pokemon Go còn là nguyên nhân khiến người chơi tự tử. Mới đây, một phụ nữ đã biến mất tại Brisbane, Australia khi đang chơi Pokemon Go. Những người chơi khác đã đổ đi tìm nhưng không có kết quả. Vài giờ sau cảnh sát đã tìm thấy xác người phụ nữ xấu số này. Cô đã tự kết liễu đời mình.

Cơ quan quản lý thanh thiếu niên Canada cảnh báo hiện tượng "vượt biên trái phép" khi chơi Pokemon Go. Hai anh em ruột sống tại Alberta, Canada đã vượt biên sang Mỹ khi đang mải chơi game thực tế ảo này.

Theo tờ tin Toronto Star, cảnh sát tuần tra biên giới Mỹ đã tạm giữ hai thanh niên trên và bàn giao cho gia đình tại một trạm kiểm soát gần biên giới Mỹ - Canada.

Tên Pokemon Go còn đặt cho quán bar tại San Diego. Đây cũng là quán bar đông đúc nhất, thu hút một lượng "fan" hâm mộ Pokemon Go tới giải trí bất kể ngày đêm. Ngoài ra, một sự kiện tổ chức cho fan hâm mộ Pokemon Go tại San Diego cũng thu hút hơn hơn 2.500 người.

Theo Apple, ứng dụng Pokemon Go đạt tốc độ tải về nhiều nhất, hơn bất cứ ứng dụng nào từ trước tới nay, trong tuần đầu tiên ra mắt. Dự đoán, không sớm thì muộn sẽ có bộ phim về Pokemon ra mắt trong thời gian tới.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Facebook Messenger trở thành ứng dụng tỷ người dùng như thế nào?

Trải qua 5 năm, Messenger cuối cùng đã có suất trong “Câu lạc bộ ứng dụng tỷ người dùng” cùng Facebook, WhatsApp, YouTube.

Nỗ lực ép người dùng tải Messenger của Facebook đã được đền đáp. Bất chấp bị phản đối dữ dội, Messenger đã tăng gấp đôi lượng người dùng trong 20 tháng, chạm mốc 1 tỷ sau 5 năm xuất hiện. Như vậy, nó cuối cùng đã có suất trong “Câu lạc bộ ứng dụng tỷ người dùng” cùng Facebook, WhatsApp, YouTube.

facebook-messenger-team

Mark Zuckerberg và David Macus chỉ huy nhóm Messenger chúc mừng cột mốc 1 tỷ người dùng và tạo hình theo biểu tượng của ứng dụng

Bên cạnh đó, Messenger cũng ghi nhận một số con số không tưởng: 17 tỷ bức ảnh, 1 tỷ tin nhắn gửi đi mỗi tháng, 380 triệu sticker, 22 triệu GIF được sử dụng hàng ngày và 10% trong tổng số tất cả cuộc gọi VoIP là qua Messenger.

Chạm cột mốc này có thể giúp Facebook thu hút các nhãn hàng và lập trình viên đến với nền tảng Messenger. Trong khi đó, mỗi người dùng đăng ký dịch vụ lại lôi kéo thêm bạn bè, người thân đang dùng SMS hay dịch vụ đối thủ tham gia.

Để đạt đến thành công như vậy, Messenger cũng trải qua không ít thăng trầm. Ban đầu, nó là phiên bản mặc áo mới của Beluga, ứng dụng chat do các cựu nhân viên Google viết ra và được Facebook mua lại tháng 3/2011. Đồng sáng lập Beluga, Lucy Zhang, cho biết “muốn mọi người trên thế giới kết nối với nhau”.

Hành trình đến cột mốc 1 tỷ                                                  

Theo Zhang và David Marcus, người đứng đầu Messenger hiện nay, những gì ứng dụng đạt được là kết quả từ việc bổ sung liên tục các tính năng hấp dẫn lẫn nâng cao hiệu suất. Dưới đây là những quyết định quan trọng nhất đã đưa Messenger đến hôm nay:

Beluga

beluga-screenshot

Beluga, tiền thân của Messenger

Năm 2010, chat nhóm đang trên đà tăng trưởng nhưng SMS lại rất tệ. Sau khi trình bày ý tưởng tại một cuộc thi của TechCrunch, ứng dụng di động GroupMe bắt đầu thu được sự chú ý nhưng phụ thuộc chủ yếu vào SMS thay vì ứng dụng gốc. Beluga được thành lập tháng 7/2010, tập trung vào chat qua kết nối dữ liệu. Ứng dụng ra đời xuất phát từ nhu cầu cá nhân của những người sáng lập. Cùng lúc đó, Facebook Chat lại chưa được để ý. Nhận thấy cơ hội tiềm tàng, Facebook đã mua lại Beluga tháng 3/2011.

Messenger v1

facebook-media-messenging

Giao diện Messenger gốc (trái) và hiện tại

Zhang cùng cộng sự dành khoảng 3 đến 4 tháng bàn bạc để ra phiên bản Messenger đầu tiên. Thời điểm đó, nhóm Messenger chỉ gồm có cô, hai đồng sáng lập Jonathan Perlow, Ben Davenport, thêm một kỹ sư, một quản lý sản phẩm và một nhà thiết kế.

Messenger ra mắt tháng 8/2011, trọng tâm là gửi tin nhắn đa nền tảng nhanh chóng, dù người nhận đang trên desktop hay di động. Nó có một số tính năng vẫn được dùng đến ngày nay, trừ chia sẻ ảnh và địa điểm. Một năm sau, tính năng hiển thị tin nhắn đã đọc được giới thiệu.

facebook-messenger-redesign

Rất nhanh chóng, Facebook đi đến chiến lược biến Messenger thành ứng dụng lớn. Mạng xã hội bổ sung sự linh hoạt để bạn có thể giao tiếp theo cách nào bạn muốn. Trong năm 2012 và 2013, Facebook không còn yêu cầu phải có tài khoản Facebook mới được dùng Messenger mà có thể liên lạc qua SMS với số điện thoại của họ hay dịch vụ gọi thoại VoIP để dần thay thế công cụ gọi điện truyền thống. Công ty cũng không thiết kế Messenger theo phong cách Facebook để tăng cường tốc độ và sự đơn giản.

Cưỡng ép người dùng

messenger-forced-migration

Facebook ép người dùng tải Messenger

Tăng trưởng khá chậm trong 3 năm đầu tiên. Tuy nhiên, ngay trước khi thông báo Messenger chạm mốc 200 triệu người dùng vào tháng 4/2014, Facebook đưa ra tuyên bố đanh thép và đầy tính độc tài: nó sẽ xóa tính năng chat khỏi ứng dụng Facebook buộc mọi người phải tải Messenger.

Mọi người trở nên phát điên. Họ cáo buộc Facebook đang ép uổng họ. Tại sao họ cần đến 2 ứng dụng Facebook khi chỉ cần 1 là quá đủ? Messenger trở thành ứng dụng số 1 trên các kho ứng dụng bất chấp chỉ được xếp hạng 1 sao.

Bằng cách tách Messenger ra khỏi Facebook, mạng xã hội nhanh chóng bổ sung nhiều tính năng mới cho ứng dụng. Cuối cùng, mọi người cũng quen dần và thậm chí còn mở Messenger nhiều hơn, thường xuyên hơn ứng dụng Facebook. Tháng 11/2014, số người dùng đạt 500 triệu.

Cải thiện tốc độ

Cuối năm 2014, Facebook hoàn thiện nâng cấp kỹ thuật quan trọng cho Messenger. Với quy mô hàng tỷ tin nhắn gửi đi mỗi ngày, vài mili-giây nhanh hơn cũng tạo sự khác biệt lớn.

sending-sent-delivered

Tình trạng tin nhắn thông qua các biểu tượng

Để cung cấp tình trạng tin nhắn rõ hơn, Messenger cũng giới thiệu một số vòng tròn nhỏ bên cạnh mỗi tin nhắn: vòng tròn trống là đang gửi, trống nhưng có dấu tích là đã gửi, được lấp đầy và có dấu tích là đã chuyển đến người nhận, có gương mặt bên trong bong bóng nhỏ có nghĩa là họ đã đọc nó. Đây dường như là thay đổi nhỏ nhưng được đón nhận.

Ứng dụng và video

2015 là năm Messenger phát triển vượt ranh giới một ứng dụng chat. Đây là nỗ lực kéo mọi người rời xa SMS và sử dụng Messenger nhiều hơn. Khi mà video cất cánh khắp nơi nhưng các tùy chọn chat như FaceTime hay Google Hangouts lại giới hạn trên một số nền tảng nhất định, Facebook phát hành tính năng chat video. Marcus nhấn mạnh đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng, biến Messenger thành công cụ giao tiếp đa diện, có thể thay thế điện thoại.

Facebook còn giới thiệu tính năng gửi tiền cho bạn bè. Tại F8, nền tảng Messenger được công bố. Khởi đầu từ các ứng dụng chia sẻ nội dung như Giphy, nền tảng hiện đã cho phép gọi Uber hay chat với chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp. Năm 2016, chatbot và các tờ báo cũng “lên thuyền” Messenger.

Tiện ích, không phải đồ chơi

Khi mọi người mới bắt đầu làm quen với chatbot, Messenger gần đây lại chuyển hướng sang tiện ích kết nối nghiêm túc cho cả hành tinh. Để thay thế số điện thoại, mạng xã hội ra mắt Message Requests, gửi tin nhắn của người lạ sang khu vực khác của hộp thư đến.

sms-in-messenger-2

Facebook còn cho phép người dùng Android cài đặt Messenger làm ứng dụng nhắn tin mặc định. Trong tháng này, nó bắt đầu cung cấp mã hóa tin nhắn để tăng tính bảo mật.

Tương lai của Messenger

Với các bước tiến ổn định, Facebook Messenger đã đánh bại các đối thủ khác. KakaoTalk có hơn 50 triệu người dùng, Kik có 175 triệu và Line có 218 triệu. Vị trí của Messenger còn nhấn chìm WeChat (762 triệu người dùng) tại Trung Quốc, nơi Messenger không thể hoạt động, và Snapchat (150 triệu).

Như vậy, Messenger và WhatsApp, ứng dụng thuộc sở hữu của Facebook, đã thống trị cuộc chơi di động bên ngoài Trung Quốc. Song, nếu muốn vượt SMS, nó phải có mặt khắp mọi nơi. Theo Marcus, nếu đa số những người bạn muốn nói chuyện đều có mặt trên một nền tảng mà bạn không cần đến số điện thoại, chỉ cần một cái tên đã có thể tìm ra, bạn có thể gửi nhiều thứ hơn và gọi thoại hay video. Marcus tin rằng Messenger “đang trở thành công cụ truyền thông quan trọng trên toàn thế giới”.

Du Lam (Theo TechCrunch)

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Những điều mà các Digital Marketer hiểu sai về Marketing

Vấn đề lớn nhất của ngành marketing trong thời đại công nghệ bùng nổ hiện nay đó là: Có quá nhiều digital marketer không biết điều cơ bản của marketing là gì?

Các marketer trong lĩnh vực digital – với vai trò thực chất là marketer nhiều hơn là digital - thực sự nên học cách hoài nghi nhiều hơn để nhận ra mình đang chìm đắm trong ảo ảnh vô nghĩa của những thuật ngữ sáo rỗng như thế nào.

Đầu tiên là cụm từ “inbound marketing”, một khái niệm ra đời giữa những năm 2000 bởi HubSpot – một công ty bán phần mềm inbound marketing (dĩ nhiên) và đã bị một người cựu nhân viên, ông Dan Lyons công khai chỉ trích trong một quyển sách của ông phát hành ngày 05/04.

9953StartUp_1468466435

Ông Lyons đã cáo buộc một cách ngụ ý rằng, thành công của HubSpot dường như đến từ việc quảng bá cho thuật ngữ “inbound marketing” hơn là sản phẩm thực sự của họ: “Những vị trí đầu tiên mà HubSpot thuê là Trưởng phòng Sales và Trưởng phòng Marketing. Ông Halligan và ông Dharmesh đã đảm nhận 2 vai trò này dù lúc đó công ty hoàn toàn không có sản phẩm nào để bán và thậm chí còn chưa có bất kỳ một sự mường tượng nào về sản phẩm mà họ muốn tạo ra. HubSpot đã bắt đầu như một công ty bán sản phẩm nhưng lại đang đi tìm sản phẩm để bán”.

Thứ hai, đó là cụm từ “content marketing” đã được tuyên truyền rộng rãi vào cùng thời gian trên bởi ông Joe Pulizzi. Ông là người tạo ra Content Marketing Institute – dĩ nhiên, lại lần nữa, là công ty bán các khóa học huấn luyện Content Marketing, cũng như bán tấm vé bước chân vào thế giới hội thảo Content Marketing toàn cầu. Vậy “content marketing” là gì? Định nghĩa của Wikipedia là một ví dụ điển hình của việc “nói lên một điều gì đó nhưng thực sự là không nói lên điều gì cả!”:

Content marketing là bất cứ một hoạt động marketing nào liên quan đến việc tạo và chia sẻ các nội dung truyền thông hoặc xuất bản nhằm mục đích thu hút và giữ chân người tiêu dùng.

Việc sử dụng những thuật ngữ vô nghĩa một cách tràn lan đã tạo nên một thế hệ marketer non trẻ bì bõm lội vào nghề mà không biết bất cứ một khái niệm cơ bản và thực tiễn nào – những điều là nền tảng cơ bản của ngành. Kết quả là có quá nhiều “digital marketer” đang làm việc dựa trên những nền tảng sai lầm, làm ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp của ngành digital bằng cơn lũ spam trên Internet. Để hiểu thế giới marketing này đang sai lệch theo hướng nào, trước tiên, hãy so sánh cách mà phòng marketing điều hành công việc trước và sau khi có sự phổ cập đại chúng của Internet.

9953GoogleTrends_1468466466

Google Trends.

Hãy tưởng tượng bây giờ là năm 1996. Bộ phận marketing truyền thống đang nghĩ gì? Đó là 4P, là promotion mix, là chiến lược truyền thông, là SWOT, là khái niệm 5 nguồn lực, là xây dựng thương hiệu. Tiếp theo đó, vào năm 2006, các đội ngũ digital marketing đang nghĩ gì? Đó là thứ tự xếp hạng trên Google, lượng traffic vào websites, lượng like trên Facebook, lượng người theo dõi trên Twitter, tỉ trọng từ khóa, tạo ra các back-links.

“Bộ phận marketing truyền thống” đã sử dụng chiến lược phát triển chuyên nghiệp, bài bản trong nhiều thập kỷ qua. Trong khi các “phòng ban marketing online” tự gọi mình là những marketer nhưng thậm chí không hiểu biết bằng một sinh viên marketing 18 tuổi. Sự khác biệt giữa 2 phòng ban marketing đã đang tạo nên 2 sự khác biệt rất lớn.

Các online marketer nên bắt đầu thực hiện những hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu thực sự.

Tuy nhiên, trong những năm về sau, marketing online cũng đã có sự tiến bộ nhất định. Google đã ngăn chặn thành công những hành động gian lận để thay đổi vị thứ trên bảng xếp hạng. Các thương hiệu bắt đầu phải trả tiền cho lượng reach trên Facebook. Phần lớn đường link dẫn đến các trang web khởi nghiệp được hiển thị dưới dạng tự nhiên theo sản phẩm nhờ những nỗ lực bao phủ và quảng cáo và không có đường link nào được dựng lên nhờ công tác SEO (theo nghiên cứu của ông John Doherty, người sáng lập công ty Credo, đã công khai trên trang Moz hồi tháng 3 năm 2016).

“Content marketing” hoàn toàn không có gì mới

Trong khi tất cả những thay đổi này đang xảy ra, các online marketer nên ngưng các hoạt động “ngụy tạo marketing” và bắt đầu thực hiện những hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu thực sự.

Và các “inbound marketer” đã sai, khi tuyên bố rằng: Những chiến lược “outbound” như quảng cáo, PR đã “chết” mà không nêu ra bất cứ bằng chứng nào (ông Martin Kihn của Gartner cũng đã phủ nhận tuyên bố này). Vì vậy, họ (những người bán phần mềm inbound) vẫn cần khác biệt hóa bản thân bằng cách nào đó để đáp ứng phù hợp nhu cầu mà vẫn có thể trả lương cho nhân viên của mình, giữ chân khác hàng và người dùng phần mềm.

Thế giới digital marketing thay vì cố gắng dùng những thuật ngữ sáo rỗng mới thì hãy hiện thực hóa chúng để chứng minh nỗ lực của họ có tạo nên sự mới mẻ hay khác biệt. “Content marketing” là thuật ngữ xuất hiện sau khi các online marketer bắt đầu hô hào câu khẩu hiệu “ngu ngốc nhất” trong lịch sử marketing, đó là:

“Content is King!”

Bất cứ ai đang tin chắc vào điều này cần thức tỉnh và nhận ra thực trạng rằng “Content is King” không mang lại bất cứ ý nghĩa nào cho ngành marketing. Bởi vì sao?

9953ContentMarketing_1468466504[1]

Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước lớn.

Nội dung, dĩ nhiên, luôn là phần quan trọng nhất. Như các quảng cáo bia được chiếu trên TV vào mùa cao điểm. Hay một video gây scandal được đăng lên Facebook. Một bức hình tự sướng của một người bị bệnh cuồng bản thân đăng lên Instagram. Hay như chính bài viết này, cũng là nội dung, và có thể nó sẽ bị cộng đồng marketing phớt lờ, bởi những marketer thèm-khát-được-chú-ý sẽ luôn tuyên truyền về sự thay đổi của một số mô thức truyền thống nhằm mục đích tạo dựng tên tuổi cho mình, ngay cả khi những “thay đổi” đó hoàn toàn vô nghĩa.

Nếu quảng cáo bia không hấp dẫn, nếu viral video không thu hút được người xem, nếu bức ảnh tự sướng không đạt đủ lượng “likes”, thì tương tự như nhau, tất cả đều chẳng có ý nghĩa gì. Nội dung lúc nào mà chẳng quan trọng.

Marketer luôn cố gắng tạo ra một thông điệp và truyền tải nó thông qua một nội dung, nội dung đó đến với người dùng thông qua một kênh nào đó; tất cả đều nhằm mục đích xây dựng thương hiệu, tăng nhu cầu và khiến người dùng mua sản phẩm. Điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay – điều khác biệt duy nhất là chúng có thêm nhiều kênh khác nhau dể truyền tải nội dung, như Internet, các thiết bị di động, và những kênh này mang lại nhiều định dạng nội dung vô cùng phong phú.

Vào thập niên 50, một marketer có thể tạo ra một thông điệp về một sản phẩm rồi đưa lên quảng cáo in ấn và đăng trên các tạp chí. Ngày nay, một marketer có thể đưa thông điệp đó lên một video và đăng trên YouTube.

Sáng tạo không thể sản xuất hàng loạt.

Công cụ và kênh đã thay đổi, nhưng quy trình thì vẫn y nguyên. Các “content marketer” ngày nay đang làm những điều y hệt như các marketer thập niên 50. Đặc biệt, trong các cộng đồng SEO, nhiều agency chuyên cung cấp các phần mềm marketing đang nhận ra tác động tiêu cực của những thuật ngữ sáo rỗng và họ bắt đầu xây dựng lại thương hiệu của mình từ “SEO” sang “marketing”.

Cuối cùng, tất cả các hoạt động marketing đều là “content marketing” bởi vì tất cả các hoạt động marketing đều sử dụng “content”. Phần lớn những người sử dụng từ “content” lại không chắc chắn điều mình đang làm chính xác là gì. Một quảng cáo, họ cũng gọi đấy là content. Một ấn phẩm marketing để hỗ trợ bán hàng trong một chiến dịch marketing trực tiếp, họ cũng gọi là content. Một video, cũng không khác gì. Định nghĩa sáng tạo một cách chính xác sẽ giúp bạn tìm cách thức tốt nhất để thực hiện công việc của mình.

Nếu marketer không thay đổi tư duy của mình, họ sẽ tiếp tục xem “content” như một cái máy và spam Internet với một đống những thứ tào lao, ngày càng rẻ tiền mà họ tự gọi là “content”. Nhưng “content” không phải một thứ hàng hóa. Sáng tạo không thể sản xuất hàng loạt được. Như Greg Satell đã viết trong bài review trên tờ Harvard Business:

Chúng tôi không bao giờ gọi bất cứ thứ gì là một “content” tốt. Không có bất cứ ai sau khi xem phim bộ phim mình yêu thích sẽ thốt lên “Wow! Thật là một nội dung tuyệt vời!”. Không ai lắng nghe những “nội dung” trên đường đi làm vào buổi sáng. Bạn nghĩ có ai gọi đại văn hào Ernest Hemingway là một người “sáng tạo nội dung”? Nếu có ai từng như vậy thì tôi sẽ xin anh ta tự đấm vào mũi mình.

Giả sử, điều bạn đang thực sự làm là tạo ra một quảng cáo, thì đừng gọi nó là “content” – hãy tự hào vì bạn đang thực hiện một quảng cáo thương mại cho khách hàng của bạn và làm cho nó tuyệt vời đủ để mọi người nhớ về nó trong vài năm sau đó.

Bí ẩn “inbound marketing”

Tổng quát quy trình marketing mà tôi miêu tả ở trên đều thuộc 1 trong 5 lĩnh vực promotion mix sau: marketing trực tiếp (direct marketing), quảng cáo (advertising), bán hàng cá nhân (personal selling), khuyến mãi (sales promotion) và xuất bản (publicity) (promotion mix cũng sử dụng 4P của marketing mix bao gồm: Product, Price, Place và Promotion).

9953MarketingCommunications_1468466574

Tôi đã giải thích 4P, promotion mix và các bước tiếp cận chiến lược vĩ mô trong một bài luận trước đây, giờ tôi tóm tắt ngắn gọn lại như sau:

  • Marketing trực tiếp là việc gửi các ấn phẩm bán hàng đến danh sách những người cụ thể, nhằm đạt được những phản hồi trực tiếp, ngay lập tức. Bao gồm gửi thư trực tiếp, gửi email, và phần lớn các quảng cáo trên Internet, di động và các mạng xã hội.
    (Đúng vậy! Phần lớn các quảng cáo trên online và di động, thực sự là marketing trực tiếp chứ không phải quảng cáo!)
  • Advertising - Quảng cáo sử dụng những kênh đại chúng để tăng mức độ nhận biết và gắn kết giữa thương hiệu với khản giả đại chúng.
  • Personal selling - Bán hàng cá nhân sử dụng những nhân viên bán hàng thường là lựa chọn của những công ty B2B hoặc B2C cao cấp, các sản phẩm này thường có vòng đời sản phẩm dài.
  • Sales promotion - Khuyến mãi là những hoạt động ngắn hạn nhằm khuyến khích người dùng mua hoặc bán một sản phẩm hay dịch vụ, thông qua giảm giá hoặc các coupon.
  • Kích hoạt - là cách thức gia tăng lượng nhìn thấy hoặc mức độ nhận biết thông qua tương tác trực tiếp trên các kênh media tự có hoặc trả tiền (owned hoặc earned media).

Ở đây, tôi không liệt kê “inbound marketing” hay “content marketing” hoặc “social media marketing”, bởi vì chúng không phải một phần của promotion mix, và thực sự chúng không nên tồn tại ngay từ đầu. Bất cứ ví dụ nào về 3 khái niệm trên đều chỉ đơn giản là một cách gọi khác của những khái niệm đã tồn tại trước giờ trong promotion mix:

  • Clip “The Dollar Shave Club” không phải một “content marketing” – nó là quảng cáo (được đăng tải trên YouTube).
  • Sự kiện “Red Bull’s space jump” không phải “content marketing” – nó là một hình thức kích hoạt thương hiệu (được đăng tải thông qua mang xã hội và tin tức).
  • Câu Tweet nổi tiếng của Oreo mùa Super Bowl không phải “social media marketing” – nó là một dạng kích hoạt thương hiệu trên digital (được đăng tải thông qua Twitter)

Những ví dụ trên, dù sao, phần lớn là của những thương hiệu có khách hàng đại chúng. Rất hiếm thấy có start-up công nghệ cao nào đang làm ra bất cứ hoạt động nào tương tự vì bản chất của ngành này không cho phép

Ưu thế của direct marketing

Một trong những tờ báo marketing online lớn nhất là Marketing Land, thực sự đang tập trung phần lớn vào direct marketing dù họ sử dụng nhiều cái tên khác nhau để gọi:

9953MarketingLand_1468466989

Tôi có một lời khuyên dành cho ban biên tập: họ nên thêm vào đó các chuyên mục quảng cáo, kích hoạt, bán hàng để thu hút thêm nhiều marketer và nhân viên kinh doanh nữa, những người có sự quan tâm đến hình thức marketing mix.

Các start-up công nghệ rất thích direct marketing. Tại sao? Vì sự sống sót của họ phụ thuộc vào những báo cáo phân tích, những chỉ số phát triển, và direct marketing là một phương thức rất dễ đo lường. Gần đây, Google đã ra mắt công cụ Analytics 360 Suite - đơn thuần là một công cụ phục vụ cho nhu cầu trên.

Nếu kênh media được sử dụng là email, Google AdWords hay Facebook thì tất cả các platform này sẽ được phân tích dữ liệu tỉ mỉ, kết quả sẽ được đo lường bởi lượng “likes”, clicks, shares cũng như số lượng mua, lượng chuyển đổi hay tải về. Các bài kiểm tra A/B và kiểm tra đa biến có thể ép bất cứ số liệu nào để ra được kết quả tỷ lệ chuyển đổi theo hướng tăng.

Hơn nữa, các platforms marketing tự động chỉ đơn thuần là cách đo lường và tổng hợp các hoạt động direct marketing – chứ không thể đo lường được tất cả các hoạt động marketing khác, vì chúng không thể đo lường được các hoạt động quảng cáo và kích hoạt. Không có bất cứ một hệ thống tự động hay một thuật toán nào có thể đo lường sự kinh ngạc của chúng ta.

Để trở thành những marketer am hiểu hơn, những start-up công nghệ này cần đọc... quyển “Marketing 101”.

Dẫu vậy, các start-up công nghệ không có đủ kiên nhẫn để tạo dựng nên các thương hiệu mạnh bằng quảng cáo và kích hoạt. Các marketer đòi hỏi những phản hồi trực tiếp dưới dạng những lượt sale, lượng lead, lượng download và cài đặt mà họ có thể theo dõi được.

Tỷ lệ ROI của các chiến dịch quảng cáo và kích hoạt thực sự rất khó để đo lường và thường không mang lại lợi nhuận ngay lập tức. Các công ty công nghệ làm gia tăng nhu cầu đo lường direct marketing bằng công nghệ và áp dụng chúng cho tất cả các hoạt động marketing và PR; nhưng sự thật là rất khó để xác định được tỷ lệ ROI của các chiến dịch xây dựng thương hiệu.

Một ví dụ là khi mọi người muốn đo lường direct marketing, ví dụ như “Chúng ta có được bao nhiêu khách hàng?” từ các hoạt động kích hoạt như bao phủ tin tức, viết bài. Số lượng khách hàng đến từ các bài viết này thường thấp. Direct marketing và kích hoạt là 2 cách khác nhau với 2 mục đích khác nhau cho những mục tiêu khác nhau. Mục tiêu của những bài viết như vậy có thể là để gia tăng mức độ nhận biết cho thương hiệu (một mục tiêu không thể đo lường). Gán mục tiêu sai cho những chức năng sai là lỗi xảy ra khi các online marketer không hiểu được nền tảng của marketing truyền thống.

Mặt tích cực của direct marketing là chúng rất dễ để theo dõi. Mặt tiêu cực là chúng khá nhàm chán và được phát đi một cách tràn lan. Mọi người có thể đồng ý xem các quảng cáo offline; nhưng họ ghét những quảng cáo online. Tại sao? Vì phần lớn những quảng cáo online đều là direct marketing – và mọi người rất ghét direct marketing, dù đó là email spam trong hộp thư, email rác trong hộp thư rác, hay những quảng cáo target đến họ trên social...

Thêm vào đó, online advertising (tôi đã viết một bài trên TechCrunch và tranh luận về điều này trong rất nhiều hội thảo) – là một mảnh đất màu mỡ của nạn gian lận, tham nhũng và xâm hại quyền riêng tư.

Các tech marketer nên làm gì?

Lời khuyên của tôi là: Hãy quay trở về với những gì cơ bản nhất của marketing. Trong hơn 1 thập kỷ qua, rất nhiều digital marketer trở thành tech marketer, vì vậy họ không được đào tạo về marketing truyền thống nữa. Đó là lý do tại sao họ tập trung vào các thuật toán, họ tranh luận để tìm ra cách tự động hóa tốt nhất và sáng chế ra những khái niệm mới; họ thôi không nghĩ về việc làm thế nào để xây dựng thương hiệu với những kỹ thuật đã được phát triển từ thế kỷ trước.

9953Principles_of_marketing_1468469440

Để trở thành những marketer giỏi hơn, họ cần bỏ qua tất cả những bài viết về “inbound marketing” hay “content marketing” và đọc một quyển “marketing 101” (tôi đề xuất quyển Principles of marketing, tác giả Philip T. Kotler và Gary Armstrong).

Hãy nghiên cứu về direct marketing, chiến lược truyền thông và chiến lược kích hoạt trong promotion mix, sau đó áp dụng những nguyên tắc truyền thống này vào các kênh online / offline mà bạn chọn – bất kể là TV, Facebook, Google AdWords hay bất cứ thứ gì khác.

Đừng chia rẽ đội ngũ marketing truyền thống và online. Càng nhiều hoạt động trên online thì marketing truyền thống và digital càng trở thành đơn giản, “chỉ-là-marketing”. Các direct marketer cần phải học cách làm thế nào để thành công trên cả kênh online và offline. Điều tương tự cũng đúng cho các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và người bán hàng. Ví dụ, một nhà xuất bản giỏi sẽ am hiểu việc làm thế nào để đưa sản phẩm của họ lên TV cũng như Facebook.

Hãy tìm những phương thức thay thế direct marketing. Kỹ thuật phân tích và thuật toán của mọi người thường tốt, nhưng lại không sáng tạo. Tuy nhiên, không phải lúc nào direct marketing cũng kém sáng tạo. Ví dụ như quảng cáo “The Dollar Shave Club”, rõ ràng là một hoạt động kích hoạt nhưng có hiệu quả cực kỳ tốt.

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ mà direct marketing dường như đã trở nên quá cổ lỗ, và chúng ta quên cách phải hành xử như một brand marketer. Nhưng hãy nhớ rằng: Làm thế nào mà Apple trở thành một thương hiệu đáng giá lớn nhất trên thế giới? Chính là nhờ những quảng cáo TV như “1984” và những print-ads như “Think different”.

Hãy luôn luôn nghi ngờ. Marketer nên là những người khó tính nhất khi đưa sản phẩm vào thị trường, nhưng thường hay dễ dãi với chính bản thân họ. Hãy tự hỏi bản thân: “Khách hàng này / công ty này có thể dành ra bao nhiêu tiền cho ý tưởng này?” Bất cứ khi nào marketer than phiền rằng “mọi thứ đã thay đổi” hoặc tuyên bố khái niệm truyền thống nào đó đã “chết” hay ca tụng những thuật ngữ vô nghĩa là “tương lai của marketing”; hãy hỏi họ bằng chứng. Hãy hỏi họ đưa ra các nguồn thông tin làm dẫn chứng và giải thích lý do cho những phát ngôn của họ.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Với ứng dụng Prisma, game thủ sẽ dễ dàng “thả thính” hơn bao giờ hết

Tuy chỉ mới ra đời gần đây, nhưng ứng dụng chỉnh sửa ảnh có tên là Prisma đang gây sốt không chỉ ở Việt Nam mà còn được lan rộng ra toàn thế giới. Và chính nó sẽ giúp game thủ “thả thính” một cách dễ dàng để nhanh chóng có “gấu” kề bên.

Đối với các tín đồ thường xuyên “sống ảo” trên mạng xã hội, thì ứng dụng mới Prisma này như là một phát minh vĩ đại để có thể tạo ra một bức ảnh cực nghệ thuật theo phong trào chung của giới trẻ.

68_8

Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, những chiếc smartphone đã có thể thay thế như một chiếc máy ảnh kĩ thuật số thông thường. Thậm chí nó còn vượt trội hơn và hữu dụng hơn khi hỗ trợ nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh vô cùng độc đáo và “ảo”.

Chính vị sự ra đời của vô số những ứng dụng ăn theo kiểu này đã khiến cho người dùng phải đau đầu lựa chọn, và thường rơi vào tình trạng là nhiều nhưng không chất.

68_5

Sự ra đời mới mẻ của ứng dụng Prisma chắc chắn sẽ không làm người dùng phải thất vọng, đặc biệt đối với những gamer không có nhiều thời gian để sống ảo, thì đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo để có những bức ảnh đẹp hơn ngoài sự tưởng tượng trên mạng xã hội.

Ứng dụng này đã hội tụ tất cả những gì đẹp nhất của các phần mềm chỉnh ảnh khác, và sẽ không cần sử dụng đến Instagram hay VSCO. Bức ảnh của bạn sẽ trở thành một tác phẩm hội họa của các nghệ sỹ nổi tiếng, thậm chí là theo kiểu truyện tranh và phim hoạt hình.

68_wk3i6

Để có thể “qua mắt” được đối tượng cần tán tỉnh, game thủ có thể sử dụng ứng dụng chỉnh ảnh siêu ảo này để nhận được “điểm”trong lòng nàng chính từ cái nhìn đầu tiên. Đây là mẹo “thả thính”siêu hiệu quả dành cho các đối tượng “nhát gái” như game thủ.

Link tải ứng dựng Prisma trên IOS: https://itunes.apple.com/app/prisma-art-filters-photo-effects/id1122649984?mt=8

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Content Marketing P1: Định nghĩa Content Marketing và sự khác biệt so với Quảng Cáo

quang-cao-tinh-mot-dem-696x436

Quảng cáo là mối “tình một đêm”, còn content marketing là mối quan hệ nghiêm túc và lâu dài. “Tình một đêm” hay “tình lâu dài” cũng đều tốt cả, vấn đề là bạn phù hợp với “mối tình” nào mà thôi.

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà Content Marketing nở rộ cùng với sự phát triển bùng nổ của Social Media khiến cho content marketing đóng vai trò rất quan trọng trong kế hoạch marketing của mỗi nhãn hàng. Vậy nên người người nhà nhà đều nhắc tới Content, coi Content là Vua, là thứ giúp bán được hàng. Họ tôn sùng nó nhưng liệu họ có hiểu rõ về nó chăng ?

“CONTENT MARKETING KHÔNG PHẢI ĐỂ BÁN HÀNG”

Phải, quảng cáo mới kêu gọi mua hàng – Content Marketing thì không. Content không bao giờ kêu gọi khách hàng mua hàng. Nhiệm vụ duy nhất của Content Marketing chính là tạo ra và phân phối những nội dung giá trị, có liên quan để thu hút giữ chân khách hàng. Và một khi đã chiếm được cảm tình, sự tin tưởng của khách hàng rồi thì việc họ mua hàng hay không chỉ còn là vấn đề về thời gian

Content-Quote

Theo định nghĩa của trang content marketing institute thì Content Marketing là nghệ thuật kết nối với khách hàng mà không kêu gọi mua hàng. Hay nói theo cách dễ hiểu hơn là thay vì ca tụng sản phẩm của mình — theo cách quảng cáo vẫn làm — Content Marketing “cho đi” những thông tin hữu ích giúp khách hàng thông mình hơn, hiểu biết hơn và “nhận lại” sự tin tưởng của khách.Content-Funnel

Content Marketing sẽ biến nhãn hàng trở thành một nhà xuất bản nội dung đúng nghĩa. Khi bạn đưa ra được những nội dung thú vị, bổ ích liên quan đến sản phẩm của bạn cho những đối tượng cần nó thì bạn sẽ thu hút được nhiều độc giả cho mình. Lâu dần họ sẽ trở thành Fan và từ đó họ sẽ tin tưởng để mua hàng hóa/ dịch vụ từ bạn. Và sau khi khách hàng hài lòng về sản phẩm cũng như chế độ hậu mãi của bạn thì họ tự động sẽ trở thành những đại sứ thương hiệu vô cùng tuyệt vời tình nguyện giới thiệu cho bạn bè họ .

 

Đừng hiểu sai về Content Marketing

Có thể nói Content Marketing là thứ dễ gây nhầm lẫn nhất. Nó hao hao quảng cáo nhưng không phải quảng cáo, nó trông giống như PR mà không phải PR, hay một mẩu nội dung thú vị nhặt nhạnh bất kì nếu không liên quan cũng sẽ chỉ là một mẩu nội dung (Content) chứ không phải Content Marketing. Và đa số chúng ta vẫn sử dụng những mẩu nội dung khá sai lầm như vậy cho các kênh social của mình.

FeatImg_are-you-using-the-wrong-content-for-your-social-channels

Content Marketing rất đa dạng và rộng lớn. Nó cũng không bó hẹp trong môi trường Social Media dưới dạng bài viết, video, infographic, ebook…như các bạn vẫn nghĩ. Bất kể “cái gì” được thương hiệu sản xuất để giúp thỏa mãn khách hàng (giải trí, giáo dục) đều là Content Marketing. Đó có thể là 1 quyển sách hướng dẫn nho nhỏ bạn tặng cho khách hàng hướng dẫn việc câu cá khi bạn bán cần câu, cũng có thể là một TV show hướng dẫn nấu ăn hoành tráng trên truyền hình khi bạn là một thương hiệu dầu ăn…

Hãy lấy ví dụ như serries clip quảng cáo kinh điển trên Youtube “Will it Blend” của Blendtec. Theo bạn nó giúp khách hàng giải quyết vấn đề gì ?

Nhưng đừng quên, content marketing chỉ thực sự hay khi nó cho thấy khía cạnh ưu điểm của sản phẩm – nếu không mọi sản phẩm Content Marketing mà bạn làm đều trở nên khá vô nghĩa. Ở ví dụ trên, Blendtec đã rất sáng tạo khi cho khách hàng thấy được độ mạnh mẽ của chiếc máy xay theo một cách khá thú vị. Những người yêu thích serries video content này đều háo hức muốn biết đồ vật gì sẽ bị “xay” tiếp theo và họ có thể tham gia yêu cầu đồ vật họ mong muốn thông qua các kênh truyền thông MXH của Blendtec.

Quảng cáo bán sản phẩm, Content Marketing bán phong cách sống

Hãy tưởng tượng bạn hẹn hò với một cô gái, những người có kinh nghiệm chắc chắn sẽ không bao giờ đem tất cả điểm mạnh của mình ra để khoe mẽ ngay trong buổi đầu tiên (Nghe khá giống quảng cáo phải không ?). Thay vào đó hãy hỏi cô gái ấy thích ăn gì ? xem gì ? nghe nhạc gì ? chơi môn thể thao gì ? Nếu cô ta thích phim ảnh, hãy nói chuyện về bộ phim bom tấn Star War sắp ra mắt. Nếu cô ta thích phượt, hãy kể cho cô ta nghe những chuyến đi Hà Giang của bạn…

Vậy là, bằng cách chia sẻ những mối quan tâm chung như vậy cô gái sẽ cảm thấy tin tưởng và yêu quý bạn hơn. Lâu dần, mối quan hệ của cả hai sẽ phát triển thân thiết hơn để đi đến giai đoạn khác. Và đó cũng chính là cách mà Content Marketing làm việc, bạn đưa ra nội dung liên quan đến vấn đề mà khách hàng quan tâm, nội dung mà liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn, nhưng không phải là nội dung kêu gọi khách hàng mua hàng.

Cùng xem cái cách mà Red Bull “tiềm” vào đầu khách hàng sự khát khao khám phá, chinh phục giới hạn bản thân thông qua clip “cú nhảy từ độ cao gần 40K mét” này. Rõ ràng, đối tượng của Red Bull là những người cá tính mạnh, thích hoạt động thể thao và đôi khi là những môn mạo hiểm. Biết được điều này Red Bull đã tạo ra những nội dung khá tuyệt vời để ủng hộ cho phong cách sống đó – từ báo chí, video clip, game…

redbull_design-Sports-R31

Thậm chí họ còn thành lập hẳn một bộ phân với tên gọi là Red Bull Media House (RBMH) trong đó bao gồm một công ty sản xuất video riêng, một hãng thu âm riêng và thậm chí cả một tạp chí riêng dành cho môn thể thao cảm giác mạnh mang tên The Red Bulletin. Có thể nói, Red Bull là một trong những thương hiệu coi việc triển khai Content Marketing một cách nghiêm túc nhất và chắc chắn họ đã đạt được khá nhiều “trái ngọt” từ sự đầu tư bài bản này.

Quảng Cáo là tình 1 đêm, Content Marketing là tình yêu lâu dài

Một chiến dịch quảng cáo truyền thống sẽ tạo ra những thông điệp, sự định vị về sản phẩm và truyền tải nó thông qua các kênh phù hợp nhằm kêu gọi mọi người sử dụng sản phẩm. Do đó, quá trình chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành người sử dụng sản phẩm phải qua khá ít bước. Và khi đối tượng khách hàng mục tiêu mua hàng đó chính là lúc quảng cáo hoàn thành mục tiêu của mình. Có thể hiểu rằng, quảng cáo là tình “một đêm”, là thứ khi đạt được mục tiêu sẽ ra đi và “biến mất”. quảng cáo này sẽ không xuất hiện lại nữa mà thay vào đó có thể là một chiến dịch quảng cáo khác “trẻ” hơn, “sexy” hơn dụ khách hàng tiếp tục “móc hầu bao” để mua hàng.Quảng-cáo-tình-một-đêm1

Tuy nhiên, khác với quảng cáo, làm content marketing  là việc xây dựng sự tin tưởng, nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng. Và cũng như mọi mối quan hệ muốn bền vững đều cần thời gian, content marketing nhắm đến việc xây dựng mối quan hệ  đó từng ngày qua việc “tặng quà” những nội dung hữu ích cho khách cả về mặt giáo dục lẫn giải trí. Và với việc khách hàng đều tham gia MXH hàng ngày nhiều như bây giờ, việc này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

 

Không phải sự kết thúc của quảng cáo truyền thống

Conent marketing vẫn là xu thế hiện nay và kể cả trong tương lai. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là dấu chấm hết cho quảng cáo truyền thống. Content marketing có thể có lợi thế trong thời điểm quảng cáo tràn ngập và gây “ngộp thở” cho khách hàng. Nhưng quảng cáo khổng chỉ giúp doanh nghiệp bán hàng nhanh chóng (điều cực kì quan trọng) mà mỗi chiến dịch quảng cáo còn góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu, định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng nhanh và hiệu quả hơn. Do đó vấn đề ở đây là các doanh nghiệp nên biết phân biệt và phối hợp sử dụng cả 2 sao cho hợp lý nhất.

Các bước xây dựng content direction – định hướng dài hạn cho fanpage

1. XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU – TARGET AUDIENCE
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để xác định phải viết gì trên fanpage. Để xác định được khách hàng mục tiêu của mình, việc đầu tiên phải làm chính là xác định sản phẩm của bạn dành cho ai: Giới tính, độ tuổi, sở thích, sự quan tâm… Một lưu ý nhỏ trong việc xác định Đối Tượng Xem Bài của bạn nữa đó là: Phân biệt giữa người tiêu dùng và khách hàng mục tiêu. Có rất nhiều trường hợp người tiêu dùng không phải là đối tương đưa ra quyết định mua hàng và không phải đối tượng bài viết của bạn nhắm đến. Ví dụ: Bút màu vẽ, tã giấy, bánh kẹo ngọt cho trẻ… Người tiêu dùng cuối là trẻ em nhưng nội dung bài viết được “tiêu thụ” bởi những bà mẹ.

2. LỢI ÍCH SẢN PHẨM – Customer Insight
Hiểu rõ sản phẩm, hiểu rõ đặc tính nổi trội của sản phẩm và cả điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh là điều cần thiết để viết được một bài có giá trị. Chỉ khi biết rõ về sản phẩm của mình, bạn mới có thể truyền đạt được thông điệp đó đến người xem bài viết của bạn.

Customer Insight – sự thật, sự mong muốn ngầm hiểu của khách hàng – đây là một khái niệm quen thuộc và rất cần thiết đối với người làm marketing, với mình thì đây thật sự là một khái niệm khó. Không khó để bạn có thể tìm ra được 1 insight, nhưng sẽ rất khó để tìm được insignt mạnh nhất. Việc tìm được một insight phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phân khúc khách hàng của bạn. Đừng quá tham lam, một nội dung (thông điệp) chỉ có thể có tác động mạnh mẽ đến một phân khúc, đúng tâm lý là tác động mạnh mẽ đến phân khúc đó. Với phân khúc khác, bạn sẽ có insignt khác, chính vì thế thông điệp và cách tiếp cận cũng phải khác đi.

Ví dụ: Bạn có sản phẩm – dịch vụ trị hôi nách (mạn phép vì hôm trước mới có bạn hỏi về vấn đề này), bạn tự tin về sản phẩm – dịch vụ của mình (Nên nhớ là nếu bạn không tự tin – tin tưởng sử dụng sản phẩm – dịch vụ của mình thì đừng giới thiệu nó cho người khác), ưu điểm sản phẩm của bạn là trị trong thời gian ngắn, không đau rát, kích ứng, có thể tự điều trị tại nhà. Khách hàng của bạn là những người bị hôi nách, tâm lý của những người này là kém tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến mối quan hệ, mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống. Họ muốn điều trị nhưng ngại quá trình phức tạp, chưa hiểu rõ về sản phẩm – dịch vụ – quá trình điều trị.

Theo mình insignt trong trường hợp này là: Tự tin giao tiếp (tiếp xúc với người khác). Bạn có thể tiếp cận với đối tượng này bằng việc giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp, tiếp xúc gần (chứ không đơn thuần giúp họ hết hôi nách), kèm theo đó là những ưu điểm sản phẩm – dịch vụ của bạn, những yếu tố cộng thêm (tiện lợi, không đau, điều trị tại nhà…) để thúc đẩy người dùng mạnh dạn sử dụng sản phẩm – dịch vụ.

Vậy, khi xác định được giá trị sản phẩm – dịch vụ, những lợi ích sản phẩm mang lại và những mong muốn tiềm ẩn của khách hàng. Bạn sẽ xây dựng được nội dung đánh đúng vào điều “ước mơ thầm kín” của họ. bài viết của bạn sẽ như “được dành riêng cho họ” và đương nhiên họ sẽ bị thuyết phục bởi bạn.

3. CONTENT ĐƠN THUẦN LÀ CÂU CHỮ

Khái niệm không mới, mình chỉ nhắc nhớ một chút thôi. Content không phải chỉ là nội dung mà còn bao gồm hình ảnh.
Sự thật, điều “đập” vào mặt người tiêu dùng đầu tiên không phải là những câu chữ mà là hình ảnh. Hình ảnh phải phù hợp với nội dung, thể hiện được nội dung đó, là yếu tố phụ trợ để diễn đạt nội dung (Thỉnh thoảng mình vẫn thấy rất nhiều content trên facebook có những ảnh không liên quan, chạy theo trend 1 cách mù quáng nên note điểm này luôn ^^).
Một số bạn vẫn hay cố gắng lách luật “20% text” của Facebook. Tuy nhiên mình thấy không cần thiết, cố gắng để số lượng chữ trên ảnh vừa (<=20%) là đủ, chữ quá nhiều, nhỏ và rối cũng không mang lại hiệu quả cao.

4. MỘT FANPAGE NÊN CÓ NỘI DUNG GÌ?

Ngoài nội dung chính nói về sản phẩm – dịch vụ. Một fanpage nên có những nội dung bổ ích khác để THU HÚT và GIỮ CHÂN fan.

Những nội liên quan này là gì? Quay lại bước 1 và 2. Khách hàng của chúng ta là ai và họ quan tâm đến điều gì. Cố gắng chọn lọc những nội dung có ích và liên quan đến sản phẩm.

Ví dụ: Phụ nữ (25-35 tuổi), sản phẩm chăm sóc da => content direction bổ trợ: Tip làm đẹp từ thiên nhiên (Thực phẩm, yoga, chăm sóc da từ thực phẩm thiên nhiên), Những giá trị tinh thần cho phụ nữ (Quote, những bài viết cổ động tinh thần, thấu hiểu, tâm sự)…

Việc có những nội dung ngoài sản phẩm dịch vụ không chỉ giúp bạn thu hút, duy trì fan mà còn giúp fanpage hoạt động một cách đều đặn. Thu hút thêm khách hàng tiềm năng (những khách hiện tại chưa có nhu cầu nhưng cùng mối quan tâm – ví dụ làm đẹp ở trên) và tạo thiện cảm, niền yêu thích với thương hiệu nếu bạn làm tốt.

5. TÔI CÓ THỂ TÌM Ý TƯỞNG TỪ ĐÂU?

– Đối thủ: Không cần mất quá nhiều công sức, dạo một vòng quanh tường nhà đối thủ bạn sẽ biết ngay được họ đang làm gì, đang biết gì, direction là được quan tâm (tương tác cao) mà chưa cần test ngay trên sân nhà mình. Dạo quanh nhà đối thủ, bạn cũng có thể bước đầu định hình page mình 1 direction rồi đấy. Còn chuyện có khác biệt hay không một xíu nói sau. Ghi nhớ là tìm đối thủ nào “pro” một tí mà quan sát nhé :3

– Google: Khi đã xác định được thế mạnh sản phẩm, khách hàng mục tiêu và điều họ quan tâm rồi, bạn hãy gõ các từ khóa đó vào google, từ chung chung đến cụ thể. Gõ các từ chung chung sẽ giúp các bạn tìm được khá nhiều idea, tuy nhiên có thể gặp phải trường hợp không bám sát nội dung, trong trường hợp này bạn thu hẹp từ khóa lại, làm vài lần sẽ quen thôi. Việc sử dụng những nội dung, ý tượng, gợi ý trên google với mình là không xấu. Tuy nhiên, nhớ edit lại cho phù hợp văn phong, cách tiếp cận để phù hợp với cái mà khách hàng mục tiêu của bạn mong đợi, phong cách, văn phong fanpage bạn đang xây dựng nhé.

– Trang mạng xã hội cùng Target Audience: Phần này rất hữu ích cho việc xây dựng những nội dung “không brand” của các bạn đấy. Những trang mạng (fanpage, blog, báo…) này là những trang khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm và bị thu hút… Bạn có thể tìm kiếm những idea viết bài ở đây. Nhưng nhớ là chỉ lấy idea thôi nhé, bạn nên viết lại để phù hợp với văn phong page và có cách tiếp cận riêng với Target Audience của mình. Hình ảnh cũng tìm – làm mới lại nhé.

– Khác: Tạp chí, báo online chuyên mục…
Nói 1 chút về sự khác biệt: Thật sự nếu có khả năng để sáng tạo ra những thứ hoàn toàn mới, khác biệt, thu hút thì không gì tuyệt hơn. Tuy nhiên, làm mới những thứ đang có cũng là sự khác biệt.

Ví dụ: cùng một nội dung nhưng thay vì trình bày theo cách viết bài thông thường, bạn có thể sự dung infografic, tranh vẽ với những hình ảnh sinh động và bắt mắt hơn, cùng là một nội dung nhưng cách tiếp cận, mở đầu của bạn khác đi, đúng tâm lý, hình ảnh được đầu tư kĩ lưỡng hơn… Cũng đủ ấn tượng và khác biệt rồi… Ở những tầm vóc cao hơn hiện tại mình chưa đủ trình bàn tới ^^

(Bổ sung của tớ: 1. Xem trang web, fanpage…đối thủ
2. Nghiên cứu kỹ sản phẩm, dịch vụ…tìm điểm khác biệt
3. Thấu hiểu khách hàng mục tiêu, xây dựng persona
4. Báo mới
5. Tham chiến tại điểm bán, tiếp xúc trực tiếp khách hàng
6. Nghĩ ra các cụm từ khóa liên quan, search google
7. Nghĩ ra các cụm từ khóa liên quan, search youtube
8. Hỏi bạn bè, group, chuyên gia…
9. Tìm các trang cùng chủ đề bằng tiếng anh, tham khảo
10. Sử dụng Keyword Planner
11. Sử dụng Google Analytics
12. Sử dụng kết quả click từ Google Adwords
13. Sử dụng Google Trends
14. Xem các mẫu quảng cáo liên quan)

6. QUY TRÌNH QUẢN LÝ FANPAGE “KHỎE RE”

Ngày nào cũng phải viết bài, trưa đăng thì sáng tìm idea rồi viết muốn “tụt quần”, quay đi quẩn lại là hết một ngày là vấn đề không ít người gặp phải. Mách các bạn một mẹo nhỏ của mình. Hi vọng là sẽ hữu ích và cải thiện tình hình này được phần nào vấn đề này cho cả nhà nhé:

Khi bạn đã xác định được Content Direction cho page của mình rồi. Bạn cũng nên xách định số lượng bài viết cho mỗi direction đó, thậm chí ngày nào cho direction nào. Ví dụ page sản phẩm chăm sóc da của bạn có 3 direction chính: Sản phẩm, tip chăm sóc qua, Quote cho nữ. Bạn nên chia ra: Sản phẩm (30%), Tip chăm sóc da (40%), Quote (30%) ~ Sản phẩm: 2post/ tuần, Tip chăm sóc da: 3 post/tuần, Quote 2 post/ tuần và ấn định xen kẽ những nội dung này với nhau, ngày nào post nội dung nào luôn thì càng tốt.

Sau đó, bạn nên tự sắp xếp thời gian làm việc của mình. Quyết định dành một hay hai ngày để làm content cho cả tuần hay nửa tháng (tùy bạn). Bạn tập trung lên ý tưởng cho từng ngày trong tuần đó rồi viết bài, tìm hình ảnh minh họa phù hợp, brief design. Trong trường hợp cần gửi khách hàng duyệt bài bạn càng nên làm như vậy, gửi nội dung trước từ 1-2 tuần để có thời gian feeback qua lại và design làm hình.

Việc chuẩn bị trước nội dung này sẽ giúp bạn quản lý được thời gian của mình để có thể làm những việc khác và phối hợp ăn ý với các bộ phận (thiết kế, khách hàng..) và định hướng trước được hướng nội dung của mình, tránh bị động, đến ngày, giờ ráng “nặn” ra idea để viết: Không có chất lượng và cũng không định hướng được nội dung.

Dân copywriter thì tranh thủ ghi lại idea mọi lúc mọi nơi nhé. Nếu đã ấn định được cần làm gì, thấy idea nào hay ho liên quan thì nhớ note lại, đến khi cần viết bài thì lôi ra nha, vừa tiết kiệm thời gian lại rất thiết thực nữa đấy.

Ngoài những vấn đề trên thì các bạn cứ theo dõi fanpage của mình thường xuyên sẽ biết nội dung nào hiệu quả, nội dung nào chưa. Đồng thời quan sát đối thủ, các trang mạng cùng audience, ngâm cứu rồi tìm ra cách định hướng mới. Bắt kịp xu thế mà, nhất là mạng xã hội nữa, nên việc cải tiến chắc chắn là không thể không làm rồi.

Trên đây là chia sẻ cụa mình, ý kiến cụa mình, kinh nghiệm tự mình đúc kết – sai sót, thiếu hay… gì gì thì các bạn nhẹ nhàng đóng góp nha. Mình rất sợ ăn gạch. Lần sau mình không dám chia sẻ nữa đâu :’( Nếu các bạn thấy bổ ích thì cũng đừng quên (y) và <3 cho mình nhé.

Trung Quốc đã ra Pokemon GO nhái

Lại thêm một sự kiện điểm thêm cho danh hiệu lâu đời của quốc gia "không gì là không thể tạo ra" trên thế giới.

Vài ngày trở lại đây, người người nhà nhà, đặc biệt là những "tín đồ" game mobile đều phát điên lên vì sự ra mắt của tựa game hấp dẫn và độc đáo bởi chính cách vận hành, lối chơi và nội dung vốn đã nổi tiếng là một "huyền thoại" từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không may là trò chơi này chỉ phát hành hạn chế cho một số quốc gia nhất định vì lý do liên quan đến sự ổn định của server. Trong số đó không có Trung Quốc.

Thế nhưng, không hổ danh là xứ sở quê hương của hàng... bắt chước, ngày hôm nay, thị trường AppStore của đất nước đông dân nhất thế giới này lại nhộn nhịp hẳn lên nhờ sự xuất hiện của phiên bản sao chép hoàn hảo của Pokémon GO.

trungquocdakipnhaipokemongongaylaptucdungdauappstoretaidatnuocnay

City Spirit GO icon

Với tên gọi City Spirit GO, biểu tượng của ứng dụng hiển thị một con thú có nét hao hao như Pikachu lai với một con gấu trúc Mỹ raccoon. Về đặc điểm và tính năng, tựa game này copy hầu hết ý tưởng từ bản hit Pokémon GO. Điểm khác biệt nằm ở chỗ chức năng thực tế ảo (AR) không được tích hợp như phiên bản "xịn" chính chủ, bên cạnh đó vẫn có lựa chọn cài đặt định vị vị trí để phù hợp với lối chơi yêu cầu game thủ di chuyển và tìm bắt các Pokémon xung quanh. Thay vào vị trí của AR là một bản đồ hoạt họa nhằm mục đích định hướng cho người chơi.

City Spirit GO đang dẫn đầu về doanh số từ hệ thống trả giá và giao dịch trực tuyến trong ứng dụng, với gói trang bị Kim cương có giá cao nhất lên đến 97 USD.

trungquocdakipnhaipokemongongaylaptucdungdauappstoretaidatnuocnay(1)

Theo thông tin từ AppStore, đây là sản phẩm đầu tay và duy nhất tính đến nay của nhà sản xuất tựa game này - Xiaoyu Sun. Phần lớn phản hồi và nhận xét của người dùng đều khá tích cực, mang lại những trải nghiệm thú vị và thỏa mãn không kém kể cả khi đây là một phiên bản không được phê chuẩn chính thức liên quan đến Pokémon GO gốc.

Thời điểm ra mắt của bản sao này là ngày 24/3 vừa qua, vài tuần sau khi Nintendo khởi động, triển khai sự kiện ra mắt bản thử nghiệm beta cho thị trường nội địa Nhật Bản.

Về phần Apple Store, ngày càng xuất hiện đầy rẫy nhưng phiên bản "nhái lại" tựa game nổi tiếng của Nintendo. Một trong số đó - Go Catch 'Em All - hiện vẫn đang là ứng dụng miễn phí xếp vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng chung tại Trung Quốc, hơn cả City Spirit GO. Nhãn hiệu chủ phát hành Go Catch 'Em All được biết đến là xuất phát từ phía Việt Nam. Đáng buồn thay, trái ngược với bản sao từ Trung Quốc, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy hàng loạt những phản hồi kém và tiêu cực trong phần nhận xét và đánh giá đi kèm.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

[Tổng hợp] Loại Content, Social Media Tactics cho từng ngành hàng dành cho Planner

Mỗi con số đều có một câu chuyện đằng sau nó, bạn có thể dùng các con số được thống kê trong bài để biết được ngành hàng này đang được thảo luận như thế nào, người dùng quan tâm vấn đề gì, nên dùng Influencer nào và cơ sở để thiết lập KPI cho chiến dịch social media sắp tới.

13423874_1338179949530295_5942338372472394308_n_1465993393

A. Tìm content/social media tactics phù hợp với từng target audience, từng ngành hàng

- Content cho mẹ có con từ 0 - 6 tháng tuổi: http://goo.gl/hvyisY
- Content cho mẹ có con từ 3 tuổi: http://goo.gl/DnUIs1
- Content cho nam giới dùng sản phẩm dưỡng da: http://goo.gl/G2i3oV
- Content cho giới trẻ (vào khoảng thời gian đầu năm): http://goo.gl/MOxhcE
- Content cho teen, phụ huynh dẫn con đến nhà hàng thức ăn nhanh: http://goo.gl/cJDdB0
- Content cho người bị bệnh cao huyết áp: http://goo.gl/xgiVBe
- Content cho người bị tiểu đường: http://goo.gl/7dOR4R
- Content cho phòng tập thể dục - thể hình, quần áo, giày dép thể thao: http://goo.gl/WpW48xhttp://goo.gl/t6P83F
- Content, marketing tactics cho hair care, face care, skin care, ...: http://goo.gl/fIAxzz
- Content cho ngành hàng bia: http://goo.gl/uOm23J
- Content cho ngành cho vay tiêu dùng: http://goo.gl/3VOKSz
- Content cho ngành bảo hiểm nhân thọ: http://goo.gl/xLhlhW
- Content cho ngành y, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, thẩm mỹ: http://goo.gl/RH7eLr
- Content cho ngành giáo dục quốc tế bậc tiểu học: http://goo.gl/bAPCqF

B. Tìm Influencers phù hợp với ngành hàng

- Cách chọn & Đánh giá Influencers: http://goo.gl/8wRsMP
- Danh sách Influencers cho ngành hàng làm đẹp, mỹ phẩm: http://goo.gl/ONSBBX

C. Tìm chương trình để tài trợ

- Cách tăng engagement cho tài trợ sự kiện âm nhạc: http://goo.gl/mp9qsE
- Trào lưu âm nhạc: http://goo.gl/yfBHT4

D. Tìm hoạt động marketing tactics của đối thủ cạnh tranh

- Ngân hàng nước ngoài (HSBC, ANZ, Citibank): http://goo.gl/hG8kwF
- Chuỗi cửa hàng kem: http://goo.gl/MyRT8b
- Chuỗi cửa hàng cà phê: http://goo.gl/NpBlNJ
- Chuỗi cửa hàng siêu thị: http://goo.gl/zp6wsF
- Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh: http://goo.gl/gS2lkI

E. Tìm đánh giá của người dùng (consumer review/consumer insight) về ngành hàng

- Đánh giá về ngành hàng sữa cho trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi: http://goo.gl/2JPOCzhttp://goo.gl/Ve81hp
- Đánh già và nhu cầu về kem nền: http://goo.gl/YlMiEs
- Đánh giá về bệnh viện phụ sản và yếu tố lựa chọn bệnh viện phụ sản: http://goo.gl/Femp7Vhttp://goo.gl/0IHp0u
- Nhu cầu về máy giặt: http://goo.gl/YWi9sP
- Nhu cầu về rạp chiếu phim: http://goo.gl/GCZ1B8

F. Top chart (được cập nhật hàng tháng - là cơ sở để chọn KOL, KPI)

- Top chart tháng 3: http://goo.gl/0t7ikr
- Top chart tháng 4: http://goo.gl/eG0ldW

- Top chart tháng 5: http://goo.gl/zGKg7f

Để thảo luận thêm về chi tiết từng bài viết hay muốn biết thêm thông tin về ngành hàng, người dùng, danh sách influencer chưa được liệt kê ở đây, vui lòng liên hệ: An Le - Agency Relationship Manager: 0937 308 803 hoặc an.le@buzzmetrics.com.

Benefit_1465994285

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

“Đang làm việc ở gần Hồ Gươm lại phải phóng ra Nhà hát lớn bắt... Pokemon”

Sau khi Nintendo và Niantic bắt đầu cho tải game Pokémon Go từ App Store Australia thì nhiều người Việt bắt đầu “lách luật” để tải bằng được tựa game nổi tiếng này về Việt Nam, trước khi server bị quá tải.

Như vậy, cách đây đúng 20 năm, kể từ ngày game Pokémon được phát hành tại Nhật trên hệ máy Game Boy, Pokémon đã có phiên bản trực tuyến tương tác đời sống thực và trên nền di động, đánh dấu sự trở lại của sản phẩm đã làm nên thương hiệu của Nintendo.

Pokémon sử dụng GPS, bản đồ để định vị người dùng, sử dụng hình ảnh ảo dựa trên những địa điểm thật ở địa phương. Thậm chí, các thuật toán trong game còn tính toán để “bóc mẽ” và ngăn cản người chơi gian lận, như thay vì tự thân di chuyển, vận động đi tìm Pokémon thì người chơi lại sử dụng các phương tiện cơ giới, di chuyển với tốc độ cao chẳng hạn.

Screen Shot 2016-07-07 at 12.07.14 AM

Pokémon Go ngay lập tức tạo nên một cơn sốt đối với các game thủ Việt. ảnh: Facebook

Trước khi ứng dụng Pokémon Go được xuất bản cho nền di động, tựa game này đã quá nổi tiếng tại Nhật, Mỹ với game, phim hoạt hình.... Riêng, Pokémon Go, mặc dù Nintendo mới chỉ có ý định thử nghiệm tại Australia, nhưng người chơi khắp thế giới chứ không chỉ Việt Nam đã tìm cách tải trò chơi này về và “hưởng thụ”.

Giao diện của Pokémon Go rất đơn giản, chỉ với bản đồ, nhân vật và các chỉ số. Người chơi sử dụng điện thoại hoặc tablet có kết nối mạng để thu phục những nhân vật Pokémon, với nhiều đặc tính khác nhau. Pokémon có thể xuất hiện ở gần, hoặc cũng có thể ở xa người chơi.

po

Giao diện game đơn giản, tương tác với hình ảnh thực. Ảnh: Pinterest

Khi gặp Pokémon, máy sẽ rung báo động, người chơi chạm vào hình Pokémon, máy sẽ hiện lên quả Pokéball, bạn sử dụng ngón tay để vuốt quả Pokéball đó về phía con vật muốn thu phục. Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng bắt được Pokémon mà còn tuỳ lần, tuỳ trình độ của con vật và tuỳ vào cả trình độ của bạn.

Nếu muốn có nhiều vũ khí lợi hại hơn để bắt Pokémon, người chơi cần mua vật phẩm trong game để sử dụng, tiền mặt sẽ được trừ đi từ tài khoản thẻ thật của bạn. Đây được coi là một nguồn thu khổng lồ đối với những nhà phát triển Pokémon trong tương lai, khi game được chính thức phát hành trên thế giới.

Screen Shot 2016-07-07 at 12.58.31 AM

Các loại Pokémon với thông số từng con được liệt kê rất đầy đủ. Ảnh: Fanpage Pokémon

Nhân viên một ngân hàng gần Hồ Gươm cho biết, ngay khi game vừa ra lò, anh đã bị cuốn vào và ngay trong giờ hành chính đã phải lao ra tận... Nhà hát lớn Hà Nội để tóm được con Pokémon hiện lên trong game.

Không chỉ có nhân viên ngân hàng nói trên, còn có cả những ông bố trẻ tuổi trên 20 bỗng chốc trở nên thơ thẩn, cứ cầm điện thoại bước ra đường, hoặc quay vòng vòng đi “bắt thú”, mặc kệ trách nhiệm phải làm gương cho con.

“Hôm nay có trò này, nó (chồng) quên cả giờ đón con, chả hiểu sao tự nhiên dở tính, lớn rồi còn thích Pikachu”, Nguyễn Hồng Hạnh, kế toán tại một đại lý xe Ô tô nói về chồng của mình.

Trên mạng xã hội Facebook, đã ngay lập tức có rất nhiều fanpage và nhóm tập hợp thông tin, những người mê chơi Pokémon để chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm và cả... bức xúc đối với trò chơi mới.

Theo Nintendo, có khoảng 100 loại Pokémon để người chơi săn tìm. Tuỳ từng khu vực mà xuất hiện những nhóm Pokémon có đặc trưng khác nhau. Gần biển, sông sẽ có Pokémon hệ nước, gần rừng bắt được Pokémon hệ cỏ....​

Người chơi còn có thể ấp trứng tạo ra những loại Pokémon mới có sức tiến hoá cao hơn, chủ nhân của những con Pokémon này đấu với chủ nhân của Pokémon khác và cũng có thể chia phe nhóm để cùng bảo vệ, hoặc tiến đánh các đối thủ.

Hiện tại, theo phản ánh của nhiều game thủ thì việc truy cập vào trò chơi từ Việt Nam để bắt Pokémon đã trở nên bất khả kháng, người dùng phải giả lập địa chỉ IP từ Australia để chơi game.

Mặc dù vậy, chúng ta cũng không phải vột sốt ruột vì điều đó, nhiều nguồn tin khả tín khẳng định, Pokémon Go sẽ phát hành trên toàn cầu trong tháng 7 này.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Tâm sự Đằng sau một bài viết Facebook hoàn hảo!

tam-su-dang-sau-mot-bai-viet-facebook-hoan-hao[1]

Content marketing hàng ngày được sản xuất ra từ chất xám bởi IS-er chúng ta, được đúc kết từ hàng ngày hàng giờ và qua nhiều năm kinh nghiệm.
Có thể ngắn, có thể dài với mục đích : thu được sản phẩm hoặc kết quả là những lượt tiếp cận khách hàng
–> cuối cùng là tổng kết đơn hàng –> doanh thu từ sản phẩm.
Em xin phép Ad chia sẻ một số exp từ bản thân, mặc dù mem mới nhưng mong các anh chị xem qua :
CONTENT VÀ NHỮNG CHUẨN BỊ CẦN CÓ CHO 1 BÀI POST
——————————-
26d4 (1) ĐỐI TƯỢNG – SẢN PHẨM
+ ĐỐI TƯỢNG
Các mẫu quảng cáo trên thị trường liên tục xuất hiện với những mục đích riêng, có thể giới thiệu Brand, chuỗi cửa hàng, sản phẩm, …
nhưng mục đích các bạn luôn cần để ý đầu tiên là ai sẽ đọc những cái dòng trên :
– Tuổi họ bao nhiêu ? họ làm nghề gì, sở thích, nhu cầu sử dụng hay ai trong họ cần nó
– Thời vụ/ cả năm ? mặt hàng họ đang cần/ mặt hàng bạn bán có phù hợp với thời điểm này ko ( có những câu hỏi bạn có thể đặt cho chính mình khi đọc bài post với những lúc viết để gợi ý tò mò hoặc dẫn dắt trực tiếp thứ mà bạn đang phải trả tiền cho FB,Gg … )
– Nghiên cứu thị trường, các đối thủ, mặt hàng đang có nhiều đối tượng kinh doanh như mình, cái chính là biết nguồn hang họ đang bán, họ đang kinh doanh những gì để tạo điểm khác, nổi bật, gout riêng chứ không phải là bán phá giá hay cướp khách hàng.
Nếu 1 brand được tạo ra thì phải đi theo xu hướng luôn cập nhật nhưng tiếng nói phải có sức hút riêng, cũng từ cái riêng mà sản xuất hoặc kinh doanh các mặt hàng riêng mang sự khác biệt
+ SẢN PHẨM
– Không chỉ là tìm sản phẩm, nguồn hàng, bạn đang bán những mặt hàng tiêu dung hoặc hữu hình hoặc vô hình… Các sản phẩm dù muốn hay không đều sẽ để lại những đánh giá, hoặc tốt hoặc xấu . …
– Đang là người bán hàng, nhà cung cấp nhưng bạn cũng đặt mình là người tiêu dùng, nếu sản phẩm ko tốt, dù marketing có tốt, dùng một lần… chắc chắn ko có ai sử dụng nó lần sau, hoặc ai đó làm marketing thay bạn cả …
Hãy “dùng” khách hàng làm bạn để họ chia sẻ sản phẩm của bạn đến những người thân của họ.
– Giá : tiêu chí có thể làm bạn đau đầu mọi lúc,
hàng tốt – chi phí nhập ( hoặc sản xuất ) sát giá thị trường nhưng đối thủ ưu đãi, kéo theo sự chú ý, cái bạn cần là sự thay đổi về cách thức tiếp cận chứ không phải giảm giá để được sự thu hút của khách hàng, cái này sẽ ảnh hướng đến thói quen mua hàng của khách
hàng ko tốt – cho dù bạn có giảm nhưng sau khi dùng sẽ mất dần độ tin tưởng
————————————————–
26d4[1] (2) NGUYÊN LIỆU – Ý TƯỞNG – CÂU TỪ

274c+ NGUYÊN LIỆU
Gây sự chú ý đầu tiên với khách hàng là tiếp cận thị giác
Cái nhìn trong vòng 3s với giao tiếp cũng tương tự áp dụng khi bạn update một status hay bắt đầu 1 chiến dịch quảng cáo
+ Ban đầu có thể giới thiệu với khách hàng để tạo sự tin tưởng về không gian cửa hàng hay ít nhất là xuất xứ của nguồn hàng, hình ảnh, chất lượng của sản phẩm
+ Đi sâu vào những dạng bài post sẽ sử dụng các loại hay kiểu riêng cho mỗi mục đích mà bạn muốn khách hàng biết đến, ví dụ : sản phẩm mới, hệ thống store, các địa điểm giao dịch …
+ Chuyên nghiệp trong từng bố cục của bài post, theo kiểu sắp xếp – vị trí – chữ và góc chụp của sản phẩm hay không gian chụp…
—–
274c[1]+ Ý TƯỞNG
Không thể thiếu với những thời điểm TMĐT đang cạnh tranh từng ngày
Ý tưởng có thể được lấy từ những phong cách riêng, có thể giống theo một quy luật của content mà được áp dụng lâu năm nhưng vẫn có kế thừa hiệu quả, có thể gợi ý đơn giản được nhìn thấy từ sự vật hay hiện tượng …
Yêu cầu : theo quan điểm của mình thì sẽ không đi theo những scandal hay tai tiếng của người khác, bài viết mang tính chộp giật hoặc theo thời vụ , những kiểu dư luận đang lên án thì sẽ chỉ được một thời gian, nhưng doanh nghiệp hay brand thì luôn có phong cách riêng của mình
—–
274c[2]+ CÂU TỪ
Có được nguồn hàng, ý tưởng nhưng câu từ quan trọng với khách hàng đọc và tiếp xúc
Các poster cần được duyệt và đọc lại trước khi bạn đưa nó lên
Đọc lại, bạn đang viết nó cho ai, viết nó để giới thiệu hay viết để them mới cho những tính năng hay khác biệt của sản phẩm bạn đang bán
Ghi chú : đọc lại và đọc lại để tự mình nhận xét
———————————-
26d4[2] (3) THỜI ĐIỂM – TRIỂN KHAI
– Thời điểm để chọn mẫu – duyệt mẫu – lên ý tưởng tốn nhiều thời gian, nhưng yêu cầu quan trọng là thời điểm và triển khai như thế nào để đến tay người cần và sử dụng sản phẩm của bạn
– —-
274c[3]+ THỜI ĐIỂM :
Để đưa ra post cũng quan trọng không kém và đúng lúc thì mới đạt hiệu quả
Với những giờ cao điểm thì có thể tiền quảng cáo nói chung hay lượt tiếp cận nói riêng với những nhu cầu theo mùa sẽ cao hơn, khi đó bạn sẽ đỡ mất công hoặc tìm được đối tượng sử dụng nhanh hơn
—-
274c[4]+ TRIỂN KHAI
Thông qua những kiểu tiếp cận có thể từ người sang người, từ online, ….
+ Đừng quá phụ thuộc vào một kênh bán hàng, có thể offline, có thể online, saler, cộng tác viên, các phương tiện hay dùng banner ở bất cứ không gian hoặc hoàn cảnh nào
Ví dụ : quảng cáo để tiếp thị nhanh 1 đường hotline cho 1 dịch vụ thay vì cứ chạy tiền cho FB, Seo thứ hạng cho Gg thì bạn đổi phương pháp bằng banner, làm biển bạt cho các cửa hàng, nhận in ấn card hoặc menu ….
+ Đổi mới các kiểu quảng cáo, chọn cách thức quảng cáo qua nhiều kiểu thiết kế, qua bài viết, video, hoặc kiểu Tip chia sẻ để tiếp cận nhanh với khách hàng hơn
+ Chọn theo mùa, nhu cầu, sớm hoặc trước thời điểm khách hàng đang cần một khoảng thời gian nhất định, để khi kịp đến tay người nhận thì sản phẩm họ sẽ biết đến mình đầu tiên.
26d4[3] (4) THU HOẠCH – CHĂM SÓC VÀ LƯU THÔNG TIN KHÁCH HÀNG ( phần này có thể thiên về kỹ năng bán hàng hoặc sử dụng thông tin )
274c[5]+ THU HOẠCH
– Nhận phản hồi của khách hàng – trả lời họ nhanh nhất, chuyên nghiệp nhất – gợi ý đúng sản phẩm, nhu cầu hoặc gợi ý sản phẩm mà mình đang bán
Xin chia sẻ thêm : quan tâm của khách hàng có thể họ chưa xác định được việc họ liên lạc với bạn đã chắc chắn là sản phẩm của bạn đã đúng hay ko đúng cho nhu cầu của họ
Họ đang xem xét và cho đến quyết định mua và sử dụng dịch vụ đó phụ thuộc vào việc TƯ VẤN + LỢI ÍCH từ những sản phẩm của bạn mang lại… có thể gợi ý những tiện ích hoặc thực tế gắn liền với yêu cầu của họ nhất
– Khi nhận được thông tin khách hàng, có được khách hàng, ngay việc làm đầu tiên là lưu lại mọi thông tin mà mình có : tên, tuổi, địa chỉ, sở thích , hoặc hơn thế nữa là ngày sinh … những chi tiết nhỏ nhất có thể, vì cạnh tranh trong thời buổi này, khách hàng là thượng đế, họ là người bán hàng mà bạn sẽ cần cho những lần chia sẻ tiếp theo của 1 bài post tiếp theo
– Khách hàng có thể họ sẽ hỏi ý kiến người đã biết hoặc đã sử dụng các sản phẩm của bạn, tìm kiếm các thông tin về brand, các cách thức và đối thủ cạnh tranh và so sánh, điều này phụ thuộc vào sức cạnh tranh của từng mặt hàng và thương hiệu hay sản phẩm của bạn.
274c[6]+ CHĂM SÓC VÀ LƯU THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Khi đã dùng, tin tưởng, lựa chọn sản phẩm của bạn, cái bạn cần là
– Chăm sóc sau bán hàng Re-marketing, chăm sóc những người đã sử dụng, hỏi han về sản phẩm của bạn, ưu đãi dành cho họ hoặc làm bạn luôn với khách hàng nếu có thể
Tạo các event riêng dành cho khách hàng thân thiết – khách hàng Vip – ưu tiên về giảm giá – sản phẩm kèm theo để họ nghĩ ngay tới mình đầu tiên khi họ cần mặt hàng bạn có hoặc nhớ đến bạn kể cả bạn ko bán mặt hàng đó càng tốt …
– Phản hồi, lưu mọi thông tin về thái độ, tính cách với những câu trả lời nhanh và đúng yêu cầu với thắc mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm
– Giải thích cặn kẽ, làm rõ nhưng luôn nhớ Khách hàng là thượng đế, cho dù khách hàng sai, bạn mặc định cho khách hàng đúng, điều sai này khách hàng có thể nhận ra sau tùy vào dư luận hoặc không gian của khách hàng bên cạnh …Bạn phải chiều lòng họ trong bất kỳ phản hồi nào, vì những update sẽ có ở khắp mọi nơi chỉ với 1 từ ngữ bạn dùng ko đúng.
Phần này sẽ mang lại doanh thu và tiếp cận với những khách hàng tiềm năng tiếp theo, để bạn phát triển tiếp và quay vòng lại từ bước 1…

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

8 game mobile mới chuẩn bị ra mắt mà game thủ không thể bỏ qua

Hãy cùng 10xu điểm mặt các game online mobile đang nhận được sự quan tâm ở thời điểm hiện tại.

Và đây là một tuần lễ tuyệt vời dành cho những game thủ mobile.

1. Final Fantasy Brave Exvius

75_y86Pckmmng_fantasy[4]

Một cái tên hoàn toàn mới cho Final Fantasy. Phiên bản đầy đủ và chính thức này của Final Fantasy được thực hiện khá công phu. Những hình ảnh và hiệu quả mà nó mang tới như thể một thế giới sống động trong tưởng tượng được đem ra ngoài thực tế, đến với những game thủ yêu thích dòng game này.

Tải game trên:

- App Store

- Google Play

2. CSR Racing 2

75_j1rzGB36UK_crs2[4]

Natural Motion đã tạo ra một huyền thoại cách đây vài năm với CSR Racing: game đua đối kháng của những chiếc siêu xe dưới sự điều khiển của bạn. Chính vì vậy nên cũng sẽ là một điều hết sức hợp lý và tự nhiên nếu họ có thể đem phần tiếp tới App Store và Google Play. Trong khi thử nghiệm cho thấy game đã hoạt động khá tốt trong một thời gian dài, và theo như những đánh giá từ người hâm mộ thì sự chờ đợi của họ đã được đền đáp xứng đáng.

Tải game trên:

- App Store

- Google Play

3. LEGO Star Wars: The Force Awakens

75_t9Lw7XPqpt_lego[4]

Một tin vui cho các game thủ Mobile: LEGO Star Wars The Force Awakens dành cho di động với giao điện điều khiển dọc sẽ ra mắt trong tuần này. Các game thủ có thể thưởng thức trò chơi này miễn phí trong thời gian ngắn ban đầu, nhưng không giống với người anh em trước đó, bạn cần phải mua những levels cao hơn và những nhân vật để có thể hoàn thành cuộc phiêu lưu của mình.

Tải game trên:

- App Store

4. Farm Heroes Super Saga

75_z9aY6vtwXm_farm[4]

Bạn cần chút gì đó thú vị hơn cho cuộc sống của mình? Phần tiếp theo của một trong những trò chơi giải đố nổi tiếng nhất vừa được tung ra, đó chính là Farm Heroes Super Saga. Lần này có vẻ như nó đã được làm mới để đẹp mắt hơn, giao diện thú vị hơn và hứa hẹn đem lại cho bạn những giờ phút thực sự thoải mái, nhẹ nhàng.

Tải game trên:

- App Store

- Google Play

5. Gordeon Ramsay DASH

75_6LMPmsa4jV_gordonramsaydashcodes[4]

Glu đã phát hành một game chất thực thụ bằng cách bắt cặp Diner Dash với đầu bếp nổi tiếng nhất thế giới. Trong trò chơi này, người chơi sẽ phải làm các bước trong căn bếp của Gordeon, chế biến món ăn và cố gắng làm sao để có thể bán được chúng một cách nhanh nhất, hoàn thành nhiệm vụ.

Tải game trên:

- App Store

- Google Play

6. Twilight Struggle

75_lNxvOEfSBO_twilight[4]

Twilight Struggle có lẽ là game đứng đầu bảng trên thế giới về thời gian người chơi gắn bó với nó tại BoardGameGeek. Khi chơi Twilight Struggle, bạn sẽ gần như được trải nghiệm những cuộc chiến tranh tranh “lạnh” giả định, cách đối phó ra sao, chiến thuật chơi là gì, ..đều là những thứ bạn phải định hình và sắp xếp nó trên màn hình. Điều thú vị là game này sẽ cho bạn những trải nghiệm sống động và thực như thể bạn đang ở trong thế giới hỗn độn đó vậy.

Tải game trên:

- App Store ($7.99)

7. Pocket Arcade Story

75_VmpFViKN1Z_pocker[4]

Sau khi chạm chân vào thế giới game miễn phí, Kairosoft lại đang trở lại với game có trả phí, và đây mới là con đường quen thuộc của họ. Những game phải mua của họ luôn đem lại hiệu quả chơi tốt hơn nhiều. Pocket Arcade Story sẽ là một trò chơi như thế giành cho các game thủ. Không gian của game lấy bối cảnh từ những thập niên 80, hứa hẹn cho bạn thật nhiều trải nghiệm khó quên.

Tải game trên:

- App Store ($4.99)

- Google Play ($4.99)

8. The Little Fox

75_l7PQBpmuBq_screen1136x1136136[4]

Bạn có phải một fan hâm hộ lâu năm của “Hoàng Tử Bé”? Nếu vậy, đây sẽ là một game bạn không thể bỏ qua. Trò chơi này giống như đang mô phỏng một câu chuyện kể thú vị, với sự tham gia của chú cáo đi qua 13 hành tinh rộng lớn khác nhau và thu thập những viên kim cương về cho mình.

Tải game trên:

- App Store ($2.99)